Tin Dịch vụ VNPT

VNPT eGov 2.0 - Một cửa điện tử

Ngày 23/07/2018     2521
Hệ thống Một cửa điện tử là công cụ giúp cho các Cơ quan quản lý nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và công khai tình trạng giải quyết hồ sơ.

VNPT eGov 2.0 - Một cửa điện tử

I - Giới thiệu
Hệ thống Một cửa điện tử là công cụ giúp cho các Cơ quan quản lý nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và công khai tình trạng giải quyết hồ sơ.

“Tin học hóa việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông”

Các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng:
- UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- UBND xã, phường, thị trấn
- Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
  • Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
  • Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của chính phủ về việc quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
  • Công văn số 1725/BTTTT-ƯDCNTT ngày 4/6/2010 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông về việc  Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống một cửa điện tử.
     

Khung chính phủ điện tử

Người sử dụng: người truy cập, sử dụng dịch vụ CPĐT các cấp.
Kênh giao tiếp: giúp người sử dụng truy cập đến các hệ thống thông tin CPĐT.
Dịch vụ công, Dịch vụ công trực tuyến: Là đầu mối kết nối người sử dụng tới các ứng dụng, HTTT của các Bộ/tỉnh. 
Ứng dụng và CSDL, Chia sẻ tích hợp: Cổng thông tin điện tử + Các ứng dụng CNTT + Nền tảng chia sẻ, tích hợp.
Hạ tầng kỹ thuật: kết nối các hệ thống thông tin trên quy mô quốc gia, đồng thời bao gồm hạ tầng kỹ thuật để chia sẻ dùng chung trên quy mô toàn quốc. 
Quản lý, chỉ đạo: Công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các hệ thống thông tin.

 

II - Tính năng dịch vụ

1. TÍNH NĂNG NGHIỆP VỤ
2. QUẢN LÝ THANH TOÁN VÀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
3. KÝ SỐ ĐIỆN TỬ
4. QUẢN TRỊ NGƯỜI DÙNG
5. QUẢN TRỊ LƯU VẾT (Login & Audit)
6. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
7. DỊCH VỤ QUẢN TRỊ DỮ LIỆU DANH MỤC
8. TÍCH HỢP EMS
9. TÍCH HỢP HỆ THỐNG MSCORE <Công ty khác cung cấp>
10. TIỆN ÍCH HỆ THỐNG

 

III - Điểm mạnh của dịch vụ

1. ĐIỂM MẠNH TÍNH NĂNG NGHIỆP VỤ

2. ĐIỂM MẠNH GIẢI PHÁP TỔNG THỂ